top of page
Tìm kiếm
  • Ảnh của tác giảBizCare Team

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs - Cơ hội và thách thức


Chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng kỹ thuật, nó đã trở thành một yếu tố quyết định sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp trong thế kỷ 21.


Chuyển đổi số thay đổi cách doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, vận hành cũng như cạnh tranh. Theo xu hướng chung, doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực, ngành nghề cần cập nhật kiến thức, xây dựng chiến lược, lộ trình chuyển đổi số để tận dụng các cơ hội cũng như đối diện với các thách thức.


1. Khái niệm


Chuyển đổi số là sự thay đổi, đổi mới phương thức làm việc, sản xuất,… của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thông qua các ứng dụng, công cụ và công nghệ mới.


Ở cấp độ doanh nghiệp, chuyển đổi số là việc tích hợp giải pháp số vào các hoạt động cốt lõi. Quá trình này làm thay đổi sâu sắc cách hoạt động của doanh nghiệp, tạo ra các quy trình kinh doanh mới, trải nghiệm khách hàng, văn hóa tổ chức, đồng thời sáng tạo những phương pháp mới để đáp ứng kỳ vọng thay đổi của thị trường.


Một số ví dụ về chuyển đổi số theo lĩnh vực:


Lĩnh vực 

Ví dụ chuyển đổi số

Bán lẻ

- Ứng dụng CRM để theo dõi thông tin khách hàng, lịch sử mua sắm và tương tác trước đó.

- Sử dụng dữ liệu khách hàng để tạo ra các đề xuất sản phẩm cá nhân hóa dựa trên hành vi mua sắm trước đó và sở thích cá nhân.

Du lịch

- Sử dụng chatbot để cung cấp hỗ trợ khách hàng 24/7, trả lời câu hỏi, cung cấp thông tin về lịch trình và giúp giải quyết các vấn đề khác liên quan đến du lịch.

- Xây dựng ứng dụng đặt phòng và tìm kiếm giúp người du lịch dễ dàng tìm kiếm thông tin về khách sạn, chỗ ở, chuyến bay và hoạt động du lịch

Y tế

- Cho phép bệnh nhân lên lịch hẹn trực tuyến và tiến hành sàng lọc qua video trên web.

- Sử dụng dịch vụ nhận phòng trực tuyến để khách không phải làm thủ tục trực tiếp

Giáo dục

- Sử dụng dụng sách điện tử, các nền tảng học trực tuyến để cung cấp tài liệu và bài giảng cho học viên.

- Sử dụng phần mềm để theo dõi tiến độ học tập của học viên, tạo ra các bài kiểm tra trực tuyến, cung cấp phản hồi tức thì.


Source: Internet

2. Cơ hội đến từ chuyển đổi số


Nắm bắt và thực thi chuyển đổi số hiệu quả, kịp thời sẽ tạo ra rất nhiều lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. 


2.1. Nâng cao hiệu suất làm việc


Từ việc áp dụng các công nghệ chuyển đổi số, người lao động được cắt giảm các công việc thủ công lặp đi lặp lại nhiều lần. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ có thời gian tập trung hơn vào các công việc chuyên môn từ đó nâng cao năng suất lao động. 


Ngoài ra, từ các con số thực tế trên các báo cáo công việc sẽ đưa ra các phân tích và kết luận về hiệu suất lao động của nhân sự khách quan nhất không còn cảm tính dựa trên đánh giá của riêng quản lý như cách quản lý nhân sự truyền thống.


2.2. Tối ưu chi phí


Từ những dữ liệu được thu thập và đồng bộ về hệ thống, doanh nghiệp có thể:


  • Đánh giá các chi phí hợp lý, chi phí lãng phí,… cho từng giai đoạn của quy trình từ đó có chiến lược và kế hoạch hành động tối ưu chi phí hiệu quả.

  • Tối ưu chi phí về nhân sự qua việc cắt giảm các bước, các nhân sự không cần thiết trong quy trình vận hành.

  • Tối ưu hiệu quả tiếp thị: Chuyển đổi số giúp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và quảng cáo, đảm bảo mục tiêu chính xác và tối ưu hóa ngân sách.

  • Tối ưu hóa dịch vụ khách hàng: Các giải pháp số hóa giúp cải thiện dịch vụ khách hàng, giảm thời gian giải quyết vấn đề và tạo lòng tin.

  • Công nghệ số hóa giúp quản lý hiệu quả tài nguyên qua việc theo dõi và quản lý tài sản, nguyên vật liệu và nguồn lực, từ đó giảm lãng phí và tối ưu hóa sử dụng.

  • Tự động hóa công việc: Các nhiệm vụ lặp đi lặp lại được tự động hóa, giúp tiết kiệm thời gian, nguồn lực và giảm sai sót,…


2.3. Hệ thống vận hành linh hoạt, tăng cường liên kết giữa các phòng ban


Nếu ở các quy trình truyền thống, doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi một cá nhân vận hành, hướng dẫn đào tạo hoặc quản lý dữ liệu thì sau khi các dữ liệu được số hóa, việc luân chuyển nhân sự vận hành sẽ được rút ngắn cả về thời gian chuyển giao dữ liệu lẫn quy trình công việc.


Tất cả công việc sẽ không hoàn toàn phụ thuộc vào các nhân sự đảm nhiệm vị trí đó. Việc này giảm thiểu được khá nhiều rủi ro cho doanh nghiệp trong cả khâu quản trị vận hành và quản lý nhân sự. 


Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ, phòng ban trong doanh nghiệp có thể chia sẻ thông tin, làm việc chung và tương tác một cách hiệu quả hơn.


2.4. Làm chủ và khai thác dữ liệu để đưa ra các quyết định chính xác


Với việc ứng dụng công nghệ vào trong các quy trình, hoạt động, chuyển đổi số cho phép doanh nghiệp thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm cả dữ liệu khách hàng, dữ liệu từ quy trình kinh doanh và các nghiệp vụ bên ngoài doanh nghiệp. 


Từ các dữ liệu doanh nghiệp có thể đưa ra các báo cáo, sử dụng các chỉ số đánh giá để biết được các thông tin phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như:


  • Tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp

  • Nắm bắt được hành vi tiêu dùng, sử dụng dịch vụ, thấu hiểu khách hàng

  • Cập nhật đánh giá chất lượng doanh nghiệp


Để hệ thống hóa và đồng bộ các dữ liệu từ nhiều bộ phận, phòng ban, … doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình chuyển đổi số phù hợp.



Source: Internet

3. Thách thức của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp


Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số không chỉ là màu hồng, có nhiều thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt là nhóm doanh nghiệp SMEs.


Thách thức lớn nhất của nhóm doanh nghiệp SMEs chính là nguồn lực. Đa số các doanh nghiệp SMEs đều thiếu hoặc không có nhân sự có kỹ năng và kiến thức chuyển đổi số. Ban lãnh đạo cũng không quá chú trọng việc thực thi số hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh, luôn sử dụng những chiến lược tư duy truyền thống, khiến cho hiệu quả và năng suất làm việc ngày càng tụt dốc.


Bên cạnh đó, việc có quá nhiều giải pháp chuyển đổi số trên thị trường hiện nay khiến cho không ít doanh nghiệp trở nên lúng túng trong quy trình lựa chọn và triển khai hệ thống. Đa số các doanh nghiệp vẫn chưa biết nên bắt đầu từ đâu và lựa chọn nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số như thế nào cho phù hợp. Trong khi đó, một vài giải pháp đang ứng dụng còn rời rạc, thiếu tính kết nối với các hệ thống bên ngoài và không thể kế thừa dữ liệu trước đó khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình số hóa.


Nút thắt “chi phí” trong thực thi chuyển đổi số cũng là vấn đề hàng đầu mà nhiều doanh nghiệp SMEs quan tâm. Các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều về công nghệ và cơ sở hạ tầng, chi phí cho đào tạo nhân sự và quản lý rủi ro, khiến cho tổng chi phí phát sinh trong quá trình thực thi vượt quá ngân sách cho phép


Chuyển đổi số trong doanh nghiệp nói chung là công cuộc cần có nỗ lực, sự bền bỉ và cải tiến liên tục trong thời gian dài. Tuy nhiên, để không bị bỏ lại phía sau hoặc bị đào thải việc chuyển đổi số là vấn đề tất yếu.





Comments


bottom of page