top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảBizCare Team

Storytelling - Khám phá nghệ thuật kể chuyện trong kinh doanh

“Thế giới được hình thành bởi những câu chuyện”


Trong thời đại của truyền thông số, truyền thông câu chuyện là một trong những cách thức hiệu quả nhất để kết nối với khách hàng và tạo dựng thương hiệu. Một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn là vũ khí hiệu quả giúp thu hút và chiếm trọn trái tim của nhiều khách hàng. 



Storytelling

Storytelling Marketing – Nghệ thuật kết nối cảm xúc


Storytelling trong marketing và truyền thông là một phương pháp sử dụng câu chuyện để truyền tải thông điệp và kết nối với công chúng mục tiêu. Thay vì chỉ trình bày thông tin một cách khô khan, storytelling tạo ra một câu chuyện hấp dẫn, có cấu trúc và sử dụng các yếu tố như nhân vật, cốt truyện và tình huống để kích thích sự tò mò và tương tác của khách hàng mục tiêu. Không chỉ mang thông tin cốt lõi của doanh nghiệp đến với khách hàng, storytelling còn là “cầu nối cảm xúc” giữa khách hàng và thương hiệu.


Một thương hiệu mạnh phải được tạo dựng trên những giá trị rõ ràng và phải tạo ra sự kết nối cảm xúc với người tiêu dùng. Kể chuyện chính là phương pháp có thể tác động tới cảm xúc và giúp nhóm khách hàng mục tiêu hiểu được giá trị mà marketer muốn tạo ra.


Nghệ thuật kể chuyện trong marketing không đơn thuần chỉ là để giải trí. Câu chuyện hay phải là một câu chuyện chân thật, sáng tạo, mang lại nhiều cảm xúc, lan truyền cảm hứng và dẫn dắt độc giả vào một hành trình. Để chiến dịch marketing của bạn chạm đến cảm xúc của khách hàng, hãy kể cho họ một câu chuyện thật cuốn hút.



Storytelling

Tại sao Storytelling lại quan trọng trong kinh doanh


1. Quảng bá thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng


Storytelling là cách truyền tải thông điệp một cách tự nhiên, gần gũi nhất đến với khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Ngày nay, khi mà lượng thông tin, kiến thức, content cạnh tranh giữa các thương hiệu dần “ngập tràn” ở khắp mọi nơi thì việc khai thác nội dung theo hướng storytelling sẽ giúp khách hàng tìm được sự đồng cảm với thương hiệu – một bước quan trọng để thiết lập mối quan hệ với người tiêu dùng.


Nếu thực hiện chiến lược xây dựng storytelling đúng cách, doanh nghiệp của bạn sẽ dễ dàng thu hút được đông đảo khách hàng và công chúng, trở thành chủ đề bàn tán của những người quan tâm và là bàn đạp cho thương hiệu “tỏa sáng”.


2. Tạo ưu thế cạnh tranh


Luôn có nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong cùng một phân khúc và cạnh tranh lẫn nhau.


Điều thực sự giúp doanh nghiệp nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh chính là câu chuyện đằng sau thương hiệu đó. Chúng khiến cho thương hiệu của họ đáng nhớ và in sâu hơn trong tâm trí người tiêu dùng. Doanh nghiệp càng có nhiều yếu tố riêng biệt càng nổi bật và thu hút được khách hàng hơn với đối thủ. Không chỉ vậy cảm xúc còn là một yếu tố chi phối quyết định mua hàng rất lớn. Khi khách hàng bởi thu hút bởi yếu tố cốt lõi, chiều sâu của doanh nghiệp việc mua sản phẩm, dịch vụ sẽ trở lên dễ dàng và nhanh chóng hơn.


3. Giúp thương hiệu trở nên gần gũi hơn, tạo cho người xem một trải nghiệm thực tế về sản phẩm


Khách hàng mục tiêu sẽ cảm thấy nhân vật trong câu chuyện đang đại diện cho họ, cùng chia sẻ những vấn đề giống nhau và muốn có những giải pháp giống nhau. Vì vậy thương hiệu của bạn trở thành một lựa chọn hấp dẫn khi họ nhìn thấy những người giống như mình sử dụng nó. Bằng cách áp dụng storytelling, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ trở nên thực tế và gần gũi hơn và giúp khách hàng nhận ra tại sao họ cần sản phẩm của bạn


Một số chiến dịch Storytelling tiêu biểu


Lifebouy: Tết ổn rồi - Chiến dịch Tết 2024


“Tết Ổn Rồi” không chỉ là một MV quảng cáo Tết được đầu tư chỉn chu về âm thanh, hình ảnh mà còn là một câu chuyện chân thực về cuộc sống hiện đại. Lifebouy đã tái hiện lại bức tranh về những người trẻ, những người được xem là trụ cột của gia đình đang vật lộn với cuộc sống để mưu sinh. Tất cả đều phải đối diện và vượt qua những thách thức nhưng cuối cùng, họ vẫn luôn giữ vững tinh thần lạc quan, vui vẻ.


Câu chuyện được khắc họa trong “Tết ổn rồi” không chỉ đơn thuần là về vật chất, thu nhập nhiều hay ít mà là về sự bình an, khoẻ mạnh và đoàn tụ với gia đình. Với "Tết ổn rồi" của Lifebuoy, không chỉ làm dịu đi những lo âu của những người ở xa xứ mà còn truyền đạt sức mạnh và niềm tin, giúp họ đón chào năm mới với tinh thần lạc quan và tươi sáng hơn.



Tet on roi - Life buoy

Đặc biệt, “Tết Ổn Rồi” là thông điệp mà Lifebuoy hướng đến sức khỏe và hạnh phúc gia đình. Không chỉ làm nổi bật những khía cạnh tích cực của Tết, MV còn là câu chuyện về tình thân, về tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ về những niềm vui trong cuộc sống.

“Dù cho năm 2023 còn rất nhiều biến động và những lo âu, Lifebuoy mong rằng mọi người sạch khuẩn để khoẻ mạnh và đón một cái Tết thật ấm cúng bên gia đình. Đó cũng là lí do mà Lifebuoy tin rằng “Có gia đình, có sức khoẻ là Tết ổn rồi”.”


MV quảng cáo Tết của Lifebuoy bước đầu đã giành được những thành công ấn tượng với gần 3 triệu xem trên YouTube, 100 triệu lượt xem trên TikTok cùng hashtag #TếtỔnRồi đạt Top 14 thịnh hành chỉ sau một tuần ra mắt. Sự thành công nhanh chóng của MV đã chứng minh sức hút và tầm ảnh hưởng của Lifebouy trong hàng loạt chiến dịch Tết 2024


Apple và chiến dịch “Think Different"


Câu chuyện của Apple tập trung vào sự sáng tạo và tinh thần đổi mới, nổi bật với việc giới thiệu những sản phẩm đột phá và thiết kế tối giản. Apple xây dựng hình ảnh là một thương hiệu dẫn đầu trong công nghệ, đồng thời truyền tải thông điệp về sự tương tác, sáng tạo và tự do thông qua sản phẩm của mình.



Think Different - Apple

Trong chiến dịch Think Different, những người được xuất hiện đều là những cá nhân táo bạo. Không chỉ xuất sắc trong một lĩnh vực đặc biệt mà họ còn độc lập, tiên phong trong việc thay đổi thế giới theo cách của riêng mình. Bằng sự kết nối với các nhân vật như Muhammad Ali, Bob Dylan, Alberg Einstein,.. Apple muốn cả thế giới nhìn nhận về mình là một công ty sáng tạo với những người dùng sáng tạo, có khả năng thay đổi thế giới với thông điệp “People who are crazy enough to think they can change the world are the ones who do" (Tạm dịch: Những kẻ đủ sức điên rồ nghĩ có thể thay đổi thế giới chính là những kẻ làm được điều đó)


Chiến dịch này góp phần không nhỏ cứu vớt Apple khi đang đứng bên bờ vực sụp đổ. Sau gần 2 năm báo lỗ, tháng 4/1998, Apple đã báo lãi 2 quý liên tiếp. Điều gì đã làm nên kỳ tích này?


Không có hình ảnh sản phẩm, không một lời nói về tính năng, cũng chẳng có chút phô trương về thiết bị. Tất cả chỉ là cảm xúc mạnh mẽ từ lời kêu gọi: Think Different. Đôi khi chẳng cần nói mình là ai? mình đại diện cho điều gì? thương hiệu có thể xây dựng hình ảnh bằng cách phát ngôn thay cho nhóm công chúng mục tiêu, khơi gợi sự đồng cảm & mối liên kết với mình.

Comentarios


bottom of page