top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảBizCare Team

Thị trường ngách là gì? Các bước xác định thị trường ngách tiềm năng cho doanh nghiệp

Việc tạo ra một thị trường thích hợp và định vị mình là thương hiệu phù hợp cho một đối tượng cụ thể không chỉ thiết lập uy tín của bạn so với các nhà sản xuất chung cạnh tranh, mà còn dẫn đến việc kinh doanh tập trung hơn, phát triển bền vững hơn.


1. Thị trường ngách là gì?


Thị trường ngách là một thuật ngữ để nói về một phân khúc của thị trường lớn được xác định và nghiên cứu một cách đặc biệt từ khách hàng thông qua nhu cầu, sở thích hoặc bản sắc riêng biệt của khách hàng để tạo thành một thị trường. Phân khúc khách hàng này sẽ giúp các doanh nghiệp tập trung những sản phẩm của mình đúng với nhu cầu của người sử dụng hơn.


Ví dụ: thị trường thời trang rất lớn nhưng có những thị trường ngách dành cho thời trang sinh viên, thời trang công sở,...và gồm nhiều các yêu cầu hệ thống khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng.



Niche Market

2. Tầm quan trọng của thị trường ngách


Thị trường ngách đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt là những công ty mới ra đời và doanh nghiệp vừa khởi nghiệp. Đối với họ, việc nắm bắt thị trường ngách là chìa khóa để thành công và cạnh tranh mạnh mẽ trước đối thủ.


Chiến lược thị trường ngách đòi hỏi sự áp dụng các phương pháp nghiên cứu thị trường, xác định rõ đặc điểm của khách hàng mục tiêu, và khai thác những khoảng trống trên thị trường để tạo ra nhu cầu mới cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Các chiến lược và thị trường ngách phải linh hoạt, không ngừng thay đổi và phát triển. Chiến lược thị trường ngách mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:

  • Tạo mối quan hệ tốt giữa thương hiệu và khách hàng.

  • Giảm khả năng cạnh tranh vì có thị trường ngách riêng cho sản phẩm của mình.

  • Tăng khả năng hiển thị/ tiếp cận ở mức cá nhân hóa cao.

  • Tăng nhận thức thương hiệu, ưu dấu ấn thương hiệu mạnh hơn.


3. Các bước xác định thị trường ngách tiềm năng


Hiểu rõ về tính năng sản phẩm của bạn là điều quan trọng nhất. Sau đó tìm khách hàng thông qua thị trường ngách phù hợp với sản phẩm, dịch vụ. Đối chiếu thị trường ngách và sản phẩm để cải thiện tính năng, giá thành, đưa ra các chiến lược quảng bá thích hợp. Bạn có thể xác định thị trường ngách thông qua các bước bên dưới:


3.1. Xác định điểm mạnh và lĩnh vực quan tâm của bạn


Bước đầu tiên trong hành trình chinh phục thị trường ngách chính là xác định lĩnh vực mà bạn thực sự đam mê và tin tưởng. Khi bạn thực sự yêu thích và tin tưởng vào lĩnh vực mình chọn, bạn sẽ dễ dàng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mang giá trị đích thực và đáp ứng nhu cầu của khách hàng


Để thành công trong thị trường ngách, điều quan trọng là bạn phải xác định được điểm mạnh, kỹ năng và phẩm chất nổi bật của bản thân. Hãy biến những thế mạnh này thành lợi thế cạnh tranh, giúp bạn tạo nên sự khác biệt so với đối thủ. Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:


  • Đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là ai?

  • Kỹ năng và năng lực nổi trội của bạn là gì?

  • Vấn đề nào bạn có thể giải quyết cho khách hàng?

  • Điểm mạnh của thương hiệu bạn là gì?

  • Bạn có chuyên môn sâu trong lĩnh vực nào?


Trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mục tiêu và định hướng của mình, từ đó xây dựng chiến lược thị trường ngách hiệu quả.


3.2. Nghiên cứu thị trường ngách của bạn


Tiếp theo sau khi bạn đã xác định được lĩnh vực mục tiêu của mình, bước tiếp theo là phải tìm hiểu kỹ về thị trường mục tiêu của bạn là ai. Bắt đầu từ một nhóm rộng lớn của người tiêu dùng và sau đó dần dần thu hẹp đối tượng thị trường phù hợp với bạn. Để làm điều này, bạn cần phải thực hiện một nghiên cứu chân dung khách hàng mục tiêu, hiểu rõ tính cách của họ và những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của họ.


Điều quan trọng là phải nắm vững các thông tin về hành vi mua hàng của khách hàng, sở thích và những thách thức mà họ đang phải đối mặt. Việc hiểu sâu về những điều này sẽ giúp bạn xác định cách mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu của mình.


Khi bạn đã hiểu rõ về đối tượng thị trường của mình, bạn có thể tạo ra các chiến lược tiếp thị và quảng cáo hiệu quả hơn, đồng thời phát triển sản phẩm và dịch vụ một cách phù hợp với nhu cầu của họ.


3.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh 


Đây là một bước rất quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược bán hàng bởi việc nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ giúp bạn biết được những điểm yếu, điểm mạnh của đối thủ. Từ đó giúp giảm thiểu được rủi ro và định hướng hiệu quả khi xác định một thị trường ngách mới mà mình muốn thâm nhập. 


Nếu bạn không tìm hiểu kỹ đối thủ của mình thì sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực, chi phí và thất bại hoàn toàn trong quá trình triển khai dự án đó. Do đó, bạn cần phải hoàn thành phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn xác định chính xác cách bạn sẽ nổi bật giữa đám đông.



Niche Market


3.4. Chọn sản phẩm phù hợp với thị trường


Sau khi xác định được thị trường ngách mục tiêu, bước tiếp theo vô cùng quan trọng là lựa chọn sản phẩm phù hợp. Quyết định này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng mà còn tác động trực tiếp đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Hãy ghi nhớ những tiêu chí sau khi lựa chọn sản phẩm cho thị trường ngách:


- Giải pháp thiết thực cho nhu cầu khách hàng: Hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của đối tượng khách hàng mục tiêu là chìa khóa để xây dựng sản phẩm mang giá trị thực sự. Hãy đặt mình vào vị trí khách hàng, xác định những vấn đề họ đang gặp phải và tìm kiếm giải pháp hữu ích. 


-  USP - Sự độc nhất: USP (Unique Selling Proposition) là yếu tố then chốt giúp sản phẩm của bạn trở nên khác biệt và cạnh tranh hơn so với đối thủ. USP là điểm mạnh riêng biệt mà chỉ sản phẩm của bạn mới có, mang đến giá trị gia tăng cho khách hàng. Xác định USP hiệu quả sẽ giúp bạn thu hút và giữ chân khách hàng, tạo dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc trong thị trường ngách.


-  Đánh giá khả năng phát triển: Trước khi tung sản phẩm ra thị trường, hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp có đủ nguồn lực để phát triển và tiếp thị sản phẩm một cách hiệu quả. Hãy đánh giá khả năng tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất và các nguồn lực khác để đảm bảo quá trình phát triển diễn ra suôn sẻ. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội thành công khi thâm nhập thị trường ngách mục tiêu.


3.5. Phân tích và đánh giá khả năng sinh lời


Việc đánh giá khả năng sinh lời là bước quan trọng không thể thiếu trong mọi dự án hoặc chiến lược kinh doanh. Để đảm bảo sự bền vững và thành công dài hạn, bạn cần phải xem xét các yếu tố sau khi đánh giá thị trường ngách:


- Tiềm năng thị trường: Hãy xem xét liệu thị trường ngách của bạn có đủ lớn và có tiềm năng phát triển hay không. Các giải pháp mà bạn cung cấp có đáp ứng nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng không?


- Mức độ cần thiết: Sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp có phải là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng không? Nó có mang lại giá trị thực sự và tiện ích cho họ không?


- Khả năng tái tiêu dùng: Bạn cần xem xét liệu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể tạo ra sự tái tiêu dùng từ khách hàng không. Có phải là một mặt hàng mà họ sẽ quay lại mua lần tiếp theo hay không?


- Tính bền vững trong kinh doanh: Dù có những cơ hội kiếm tiền nhanh chóng, nhưng bạn cũng cần xem xét về tính bền vững của ý tưởng kinh doanh. Liệu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể tồn tại và phát triển trong thời gian dài không?


- Tránh các xu hướng hot trend: Tránh đầu tư quá nhiều vào các ý tưởng hoặc xu hướng chỉ là cơn sốt đi qua. Thay vào đó, hãy tập trung vào xây dựng một mô hình kinh doanh bền vững, dựa trên nhu cầu thực của thị trường và giá trị sản phẩm.


Việc đánh giá cẩn thận khả năng sinh lời sẽ giúp bạn xác định được tiềm năng và rủi ro của ý tưởng kinh doanh, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp.


Comentarios


bottom of page